na
Đề án Quản lý đô thị
1. ĐỀ ÁN: Cải tạo phát triển hệ thống cây xanh, chiếu sáng thành phố Hải Dương giai đoạn 2020 ÷ 2025
01/03/2021 12:00:00

ỦY BAN NHÂN DÂN

 THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ ÁN

Cải tạo phát triển hệ thống cây xanh, chiếu sáng thành phố Hải Dương giai đoạn 2020 ÷ 2025

 
 
 


Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Dương lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình hành động số 05-CTr/ThU ngày 06/8/2020 của Thành ủy Hải Dương về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Dương lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, quy định hiện hành của nhà nước về quản lý hệ thống chiếu sáng, cây xanh đô thị;

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của thành phố; UBND thành phố xây dựng Đề án “Cải tạo phát triển hệ thống cây xanh, chiếu sáng thành phố Hải Dương giai đoạn 2020÷2025” với những nội dung sau:

I. HIỆN TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Hiện trạng cây xanh, quản lý cây xanh đô thị:

Theo số liệu thống kê, tổng hợp từ các đơn vị quản lý, trên địa bàn thành phố có khoảng 34.671 cây được trồng trên 270 tuyến đường và 18 công viên, vườn hoa đô thị, trong đó: Cây mới trồng nhỏ hơn 2 năm là 3.847 cây chiếm 11,11%; cây cao ≤ 6m và có đường kính gốc cây ≤20cm (loại 1) là 13.214 cây chiếm 38,17%; cây cao ≤12m và có đường kính gốc cây ≤50cm (loại 2) là 16.573 cây chiếm 47,88%; cây cao >12m và có đường kính gốc cây >50cm (loại 3) là 983 cây chiếm 2,84% (có phụ lục 1, 2 chi tiết kèm theo).

Về cơ bản, hệ thống cây xanh, vườn hoa trên địa bàn thành phố đa dạng về chủng loại có 106 loài cây, trong đó có 20 loài cây chiếm tỷ trọng lớn, cây có số lượng nhiều nhất là cây sấu có 6.712 cây chiếm 20,88%, chi tiết theo bảng thống kê:

Stt

Chủng loại cây

đơn vị

Mới trồng

Loại 1

Loại 2

Loại 3

Tổng cộng

Tỷ lệ %

1

Bàng

cây

7

170

1453

38

1668

5,19%

2

Bằng Lăng

cây

33

1043

1177

3

2256

7,02%

3

Cau vua

cây

0

9

380

327

716

2,23%

4

Chẹo

cây

0

396

192

1

589

1,83%


5

Hoa sữa

cây

21

55

1187

128

1391

4,33%

6

Lát

cây

29

484

385

0

898

2,79%

7

Lộc vừng

cây

52

1155

1085

2

2294

7,14%

8

Long lão

cây

110

319

129

5

563

1,75%

9

Mít

cây

2

242

85

0

329

1,02%

10

Muồng

cây

31

69

685

9

794

2,47%

11

Nhãn

cây

0

491

900

5

1396

4,34%

12

Ô SA KA

cây

413

379

305

1

1098

3,42%

13

Phượng

cây

200

222

1204

24

1650

5,13%

14

Sà cừ

cây

0

37

427

112

576

1,79%

15

Sao đen

cây

1159

514

184

0

1857

5,78%

16

Sấu

cây

142

3331

3227

12

6712

20,88%

17

Sưa

cây

269

479

77

1

826

2,57%

18

Tường vi

cây

0

300

0

0

300

0,93%

19

Viết

cây

74

347

12

0

433

1,35%

20

Xoài

cây

2

322

826

21

1171

3,64%

 

Tổng cộng

 

2544

10364

13920

689

27517

85,59%

 

%

 

9,25%

37,66%

50,59%

2,50%

100,00%

 

Trong khoảng 5 – 10 năm trở lại đây trên các trục đường mới mở hoặc cải tạo nâng cấp được trồng theo chủng loại riêng đối với từng tuyến như: Cây sấu, lát hoa, trẹo, bàng, sà cừ…; một số trục đường chính, trọng tâm như đường Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Thanh Niên…và các công viên, vườn hoa trồng các chủng loại cây cảnh, cây có hoa thường xuyên được cắt tỉa tạo hình, tạo cảnh quan đẹp, có dấu ấn. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, cụ thể:

- Ngoài một số tuyến mới nêu trên, cơ bản các tuyến phố chưa được trồng các hàng cây, các loài hoa tạo điểm nhấn, mang bản sắc đặc trưng riêng cho thành phố. Mật độ cây xanh trên toàn đô thị mới đạt khoảng 6,78 m2/người (theo bảng thống kê kèm theo), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Dương lần thứ XXIII là 15,0m2/người và trong khu vực nội thành phải đạt 8m2/người (mật độ cây xanh đô thị loại I là 10-12 m2/người theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9257:2012 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế).

- Việc trồng cây chưa được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học, cây được trồng với mục đích chủ yếu là tạo bóng mát và một phần theo sở thích cá nhân của các hộ gia đình hoặc theo điều kiện về chủng loại cây trồng, do vậy trên cùng một tuyến phố tồn tại nhiều loài cây, trong đó nhiều loài không đáp ứng được tiêu chuẩn cây trồng đường phố; cây già cỗi hoặc cong queo, sâu bệnh; hệ thống rễ cây ăn nổi phá huỷ các công trình kỹ thuật (block, vỉa hè, thoát nước…); một số lượng cây không nhỏ tiềm ẩn các nguy cơ về tai nạn do chập điện, đổ gẫy; các loại cây trồng chủ yếu là các giống cây phổ thông, chưa tạo được điểm nhấn, sức hút, ấn tượng và mang bản sắc riêng cho thành phố.

- Nhiều tuyến phố cây trên vỉa hè và dải phân cách chưa được cắt tỉa kịp thời, cỏ mục tự nhiên làm xấu cảnh quan đô thị, có nơi cành cây che khuất tầm nhìn an toàn giao thông. Một số cây sâu bệnh, cây to ảnh hưởng an toàn điện, chưa được thay thế.

- Hệ thống cây xanh chưa được đánh số đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý, chưa có phần mềm quản lý dữ liệu cây xanh một cách khoa học, mới chỉ quản lý chủ yếu dựa trên các bản đồ giấy trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, các dự án khu đô thị mới, dự án mở rộng đường và thống kê trong công tác quản lý thường xuyên…

Hiện tại trên địa bàn thành phố có 34 dự án khu dân cư mới (11 dự án đã hoàn thành, 6 dự án cơ bản thoàn thành, 6 dự án đang triển khai, 11 dự án chuẩn bị triển khai), do hiện tại thành phố chưa có danh mục cây xanh được duyệt, nên các dự án đang thực hiện trồng cây có chủng loại, kiểu cách theo hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thành phố hiện tại chưa có vườn ươm cây phục vụ trồng mới, thay thế, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả; hiện chỉ có vườn ươm tạm thời nằm trên khu đất Quy hoạch Khu hành chính tập trung tỉnh phía Tây đường Thanh Niên rộng khoảng 8,9ha, nhưng đến nay đã xây dựng Nhà văn hóa xứ Đông và quảng trường thị chính, do vậy diện tích còn lại khoảng 2,9ha. Điều này làm ảnh hưởng, hạn chế rất nhiều đến chiến lược, phát triển cây xanh đô thị mà thành phố đặt ra. Công tác quản lý vườn ươm được giao cho Công ty Cổ phần quản lý công trình đô thị quản lý, tuy nhiên việc quản lý công tác trồng, ươm cây chưa chặt chẽ như: Chưa có thống kê theo dõi hiện tại trên vườn ươm về số lượng, chủng loại, tuổi ươm và kích thước cây đang ươm trong vườn; chưa có định hướng các loại cây cần ươm phục vụ cho công tác thay thế, trồng mới; chưa kiểm soát được nguồn gốc, chủng loại cây đưa vào vườn ươm…

Về công tác quản lý, toàn bộ hệ thống công viên, cây xanh, vườn hoa đô thị hiện được giao cho Công ty Cổ phần quản lý công trình đô thị quản lý theo hình thức đặt hàng. Trên các tuyến phố khu trung tâm cây xanh cơ bản được quản lý chăm sóc tốt. Tuy nhiên trong các năm gần đây, kinh phí ngân sách tỉnh cấp (cùng với các dịch vụ công ích khác) theo đơn giá, định mức hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu trồng, cải tạo, chăm sóc; công tác kiểm tra giám sát việc trồng và chăm sóc cây xanh của đơn vị quản lý nhà nước còn chưa hiệu quả, mất nhiều công sức.

2. Hiện trạng hệ thống chiếu sáng, quản lý chiếu sáng đô thị:

Hiện tại số liệu quản lý hệ thống điện chiếu sáng chưa được số hóa, chưa có phần mềm quản lý, chủ yếu quản lý bằng hồ sơ thống kê trong quá trình thực hiện. Theo số liệu quản lý hiện tại trên địa bàn thành phố bao gồm: 183 trạm tuyến đường điện tương ứng với 406 Km đường có điện chiếu sáng, trong đó: Chiều dài đường phố có điện chiếu sáng là 231/269 Km chiếm 86%; chiều dài đường ngõ trong trong trung tâm có điện chiếu sáng là 104,1/131,7 Km chiếm 79%; chiều dài đường ngõ phố 12 phường xã ngoài trung tâm là 70,8/278,41 Km chiếm 25,44%. Vậy tổng chiều dài đường phố chưa có điện chiếu sáng là 37,66 Km, tổng chiều dài ngõ xóm chưa có điện chiếu sáng là 235,252 Km. Ngoài ra còn một số dự án khu dân cư mới đã được đầu tư đầy đủ điện chiếu sáng, tuy nhiên do thành phố chưa có tiêu chí về chiếu sáng, nên các dự án đang thực hiện theo hồ sơ thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tổng số bóng đèn trên địa bàn thành phố là 14.181 bóng trong đó: Có 12.712  bóng sợi đốt chiếm 89,64%; trên các tuyến đường chính phần lớn sử dụng bóng sợi đốt công suất 150Wlà 2530 bóng chiếm 17,84% và bóng công suất 250W là 1650 bóng chiếm 11,73%; trên các tuyến ngõ xóm chủ yếu dùng bóng compact công suất 30-40W là 5.897 bóng chiếm 41,58%; ngoài ra có 235 khung đèn trang trí trên các trục đường chính như: Hoàng Hoa Thám, đại lộ Hồ Chí Minh, Nguyễn Lương Bằng, Ngô Quyền…chi tiết theo bảng thống kê sau:

Stt

Chủng loại bóng đèn

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

I

Đèn sợi đốt

Bóng

12712

89,64%

2

100W

Bóng

17

0,12%

3

150W

Bóng

2530

17,84%

4

20W

Bóng

1650

11,64%

5

250W

Bóng

1663

11,73%

6

30-40W

Bóng

5897

41,58%

7

400W

Bóng

314

2,21%

8

70W

Bóng

641

4,52%

II

Đèn Led

Bóng

1469

10,36%

9

Led 100W

Bóng

650

4,58%

10

Led 150W

Bóng

322

2,27%

11

Led 200W

Bóng

6

0,04%

12

Led 40W

Bóng

6

0,04%

13

Led 50W

Bóng

250

1,76%

14

Khung TT

Bóng

235

1,66%

 

 Tổng cộng

Bóng

14181

 

Hiện tại công tác quản lý hệ thống chiếu sáng chủ yếu là duy trì hoạt động hệ thống chiếu sáng hiện có, sửa chữa nhỏ, thay thế thiết bị chập cháy… trong đó các bóng cháy được thay mới bằng bóng led có công suất nhỏ hơn mà độ sáng lớn để tiết kiệm điện. Ngoài ra để tăng cường việc tiết kiệm điện năng và hiệu quả sử dụng điện năng, việc vận hành hệ thống còn được chia làm hai chế độ vận hành, giảm công suất trên mỗi đèn hoặc cắt giảm số pha đèn chiếu sáng trong khung giờ thấp điểm (sau 22h00 đêm đến 4h00 sáng);

Đánh giá chung hệ thống chiếu sáng cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhưng còn một số tồn tại cần khắc phục như sau:

- Nhiều tuyến phố hệ thống chiếu sáng còn đang sử dụng các pha đèn ngõ xóm, lắp bóng công suất thấp, bóng compact 30-40w, có nhiều cây xanh che khuất không đảm bảo ánh sáng phục vụ giao thông đi lại, chưa phù hợp với tiêu chuẩn, quy mô chiếu sáng đường phố đô thị.

- Hệ thống chiếu sáng các ngõ xóm lắp đặt không đồng bộ, hiện tại vẫn do các khu dân cư đầu tư xây dựng và quản lý thay thế, sửa chữa khi bóng cháy, thành phố vận hành và chi trả tiền điện. Nhiều ngõ xóm có hệ thống điện chiếu sáng đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được đầu tư, cải tạo kịp thời.

- Trên 1 tuyến phố có thể xuất hiện nhiều loại cột đèn, bóng đèn, loại đèn chiếu sáng khác nhau; công tác thay lắp bóng đèn theo mức độ nhu cầu của từng vị trí, do chưa có quy hoạch hệ thống chiếu sáng tạo sự đồng nhất trong đô thị.

- Hệ thống dây điện còn treo chằng chịt, thành mạng kết hợp đi cùng với các đường thông tin liên lạc, viễn thông…có nhiều nguy cơ gây chập cháy, gây mất an toàn và mỹ quan đô thị.

- Đa số bóng đèn sử dụng công nghệ cũ có cường độ ánh sáng không đồng đều, chất lượng chiếu sáng kém, tiêu hao năng lượng lớn, tiết kiệm điện bằng cách tắt bớt số đèn trong khung giờ thấp điểm, hàng năm chi phí cho việc chiếu sáng đô thị khoảng 9,5 tỷ đồng.

- Do chưa có quy trình quản lý vận hành, sửa chữa và bảo trì nên công tác quản lý thời gian chiếu sáng còn nhiều bất cập không phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng vị trí, từng tuyến đường, không có công tác kiểm tra bảo trì định kỳ mà khi hỏng mới tính đến công tác sửa chữa thay thế.

- Việc đầu tư xây dựng dự án hạ tầng kỹ thuật các tuyến đường mới, các khu đô thị mới…hoặc cải tạo hạ tầng kỹ thuật các tuyến đường cũ có hạng mục cải tạo hệ thống chiếu sáng hiện nay thực hiện đầu tư không đồng bộ. Nhiều loại thiết bị, chủng loại bóng chiếu sáng, công nghệ chiếu sáng khác nhau. Rất nhiều công trình được đầu tư lắp đặt hệ thống chiếu sáng không được tính toán các chỉ tiêu chiếu sáng phù hợp với cấp loại công trình được chiếu sáng, gây dư thừa hoặc thiếu công suất chiếu sáng. Chất lượng thiết bị được đầu tư lắp đặt thấp, nhiều hạng mục công trình sau khi hết thời gian bảo hành hư hỏng rất nhanh. Đây đều là những nguyên nhân gây ra khó khăn cho công tác quản lý vận hành.

* Đánh giá chung: Hệ thống cây xanh – chiếu sáng có tác động trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người dân trên đường phố, khu vực công cộng; là hình ảnh thể hiện chất lượng cuộc sống đô thị hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố Xanh – Thông minh – Thân thiện – An toàn. Với các bất cập, tồn tại hạn chế như nêu trên, để khắc phục và hướng tới mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đặt ra, việc xây dựng Đề án cải tạo phát triển hệ thống cây xanh, chiếu sáng là rất cần thiết.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Đề án cải tạo phát triển hệ thống cây xanh, chiếu sáng nhằm góp phần tạo hình ảnh đô thị Xanh – Thông minh – Thân thiện – An toàn. Hoàn thiện tiêu chí về mật độ cây xanh trên đầu người của thành phố; nâng cao chất lượng chiếu sáng đô thị và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện.

2. Mục tiêu cụ thể:

Đề án cải tạo phát triển hệ thống cây xanh, chiếu sáng nhằm đạt các mục tiêu cụ thể sau:

- Hệ thống cây xanh đạt yêu cầu xanh – đẹp, đạt tiêu chuẩn tỷ lệ cây xanh toàn đô thị đạt 15 m2/người, khu vực nội thành đạt 8 m2/người (theo tiêu chí quy định của đô thị loại I là (10-12)m2/người); có các tuyến phố trồng cây, hoa mang bản sắc đặc trưng riêng chỉ có ở thành phố Hải Dương.

- Hệ thống chiếu sáng đô thị đạt tiêu chuẩn về: Cường độ ánh sáng, mỹ quan đẹp và tiết kiệm điện, phấn đấu năm 2025 có 100% đường phố, ngõ xóm có điện chiếu sáng.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Về cây xanh.

1.1. Nhóm giải pháp về quản lý:

1.1.1. Khảo sát, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cây xanh được quản lý bằng công nghệ số, sau đó sẽ thường xuyên cập nhật dữ liệu biến động (nội dung này được thực hiện trong Đề án xây dựng đô thị thông minh hiện đang triển khai).

1.1.2. Nghiên cứu lựa chọn danh mục loài cây, hoa trồng trong đô thị, đạt các tiêu chí: Xanh 4 mùa có hoa, ít sâu bệnh, cành và rễ ít ảnh hưởng đến hạ tầng đô thị; chọn loại cây ít phải cắt tỉa cành, cây lá màu thay cho cây hoa, để ít phải thay thế chăm sóc, cụ thể:

- Danh mục cây xanh khuyến khích trồng ban hành kèm theo Quyết định số 49/2019/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2019 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương, bao gồm:

TT

Loài cây

TT

Loài cây

TT

Loài cây

1

Bàng Đài Loan

8

Muồng hoàng yến

15

Viết

2

Chà là

9

Móng bò tím

16

Xoài

3

Chiêu Liêu

10

Nhội

17

Hoàng lan

4

Giáng hương

11

Sang

18

Bằng lăng

5

Lát hoa

12

Sấu

19

Lộc vừng

6

Long não

13

Sao đen

20

Me

7

Muồng đen

14

Tếch

 

 

- Theo nghiên cứu sơ bộ cùng với Dự án khoa học cây xanh (hiện thành phố đang triển khai), lựa chọn một số cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu và mang tính đặc trưng của thành phố Hải Dương bao gồm:

TT

Loài cây

TT

Loài cây

TT

Loài cây

1

Ban Trắng

5

Cây Viết

9

Chẹo

2

Sang

6

Long não

10

Cây Tường Vi

3

Giáng Hương

7

Muồng hoa anh đào

 

 

4

Osaka

8

Sao đen

 

 

Ngoài danh mục loài cây trên, hiện tại trên một số tuyến đường có phần lớn loài cây như: Cây Vàng Anh, Lộc Vừng, Hoàng Lan, Sa kê, Sấu, Lát Hoa, Xoài, cây Ngâu, Chuông Vàng trước mắt sẽ giữ nguyên, không trồng mới và sẽ có lộ trình thay thế, di chuyển trong những năm tiếp theo.

1.1.3. Thực hiện lập danh mục cây xanh trên các tuyến phố: Căn cứ vào danh mục loài cây xanh đã được chọn trên địa bàn thành phố Hải Dương nêu trên, căn cứ vào vị trí tuyến đường (trục đường trung tâm hoặc trục đường ngoài trung tâm…) và căn cứ vào danh sách thống kê hiện trạng, số lượng, chủng loại cây xanh trên từng tuyến đường để lập và quy hoạch cây xanh trên từng tuyến đường đảm bảo các tiêu chí:

- Có tính đặc trưng cho thành phố.

- Việc nghiên cứu chú ý đánh giá hiện trạng, tận dụng cây hiện có để giảm thiểu việc chặt hạ, di chuyển;

- Trên các trục chính trong trung tâm, trục cảnh quan, đảo giao thông cần trồng cây mang tính chất điển hình, theo chủ đề gắn với ý nghĩa lịch sử của thành phố đảm bảo tiêu chí xanh – đẹp – có ý nghĩa.

Căn cứ các tiêu chí, danh mục loài cây dự kiến nêu trên, qua đánh giá hiện trạng một số tuyến, Đề án dự kiến lựa chọn cây trồng cho một số tuyến như sau:

TT

Tuyến phố

Chủng loại

Hiện trạng số lượng (cây)

Cây mới trồng

Cây loại 1

Cây loại 2

Cây loại 3

Tổng cộng

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Thống nhất

Chẹo

0

8

47

0

55

2

Quang Trung

Sang

0

0

0

0

0

3

Hồng Quang

Sao đen

0

43

35

0

78

4

Hồng Quang kéo dài

Sao đen

0

12

0

0

12

5

Lê Thanh Nghị

Ô SA KA

0

1

1

0

2

 

 

giáng Hương

0

0

5

0

5

6

Nguyễn Văn Linh

Ô SA KA

0

155

0

0

155

 

 

Sang

0

0

3

0

3

 

 

Chẹo

0

1

2

0

3

7

Thanh Bình

Ô SA KA

0

0

1

0

1

 

 

Long Lão

0

1

0

0

1

8

Nguyễn Lương Bằng

Muồng

0

1

49

0

50

 

 

Chẹo

0

29

16

0

45

 

 

Tường vi

0

0

0

0

0

9

Phạm văn Đồng

Cây Viết

0

0

0

0

0

 

 

Muồng

5

0

34

0

39

 

 

giáng Hương

0

0

3

0

3

10

Đinh Tiên Hoàng

Long Lão

13

6

3

0

22

 

 

Ô SA KA

0

0

1

0

1

11

Điện Biên Phủ

Sao đen

28

29

0

0

57

 

 

giáng Hương

0

0

1

0

1

12

Đại Lộ HCM

Chẹo

0

7

3

0

10

 

 

Long Lão

0

0

2

0

2

13

Thanh Niên

Viết

0

168

0

0

168

 

 

Long Lão

0

1

0

0

1

 

 

Sang

0

0

1

0

1

14

Ngô quyền

Sấu

0

73

51

0

124

 

 

Ô SA KA

0

2

0

0

2

15

Trường Chinh

giáng Hương

0

0

2

0

2

 

 

Long Lão

0

0

1

0

1

 

 

Chẹo

0

0

2

0

2

 

 

Sang

0

2

3

0

5

 

 

Ô SA KA

0

119

162

0

281

16

Bạch Năng Thi

Chẹo

0

0

1

0

1

 

 

Ô SA KA

0

1

1

0

2

17

Hoàng Hoa Thám

Sang

0

0

0

0

0

 

 

Sao đen

0

0

0

0

0

18

Hoàng Quốc Việt

Chẹo

0

1

1

0

2

 

 

Sang

0

0

3

0

3

19

An Dương Vương

Ô SA KA

0

0

1

0

1

 

 

Long lão

0

0

2

0

2

20

Tôn Đức Thắng

Sang

0

2

0

0

2

 

 

giáng Hương

0

0

2

0

2

21

Nguyễn An Ninh

Long Lão

0

0

0

0

0

 

 

Ban

0

6

2

0

8

22

Trần Hưng Đạo

Sang

0

0

0

0

0

 

 

Long lão

0

0

1

2

3

 

 

Ô SA KA

0

2

68

0

70

23

Bạch Đằng

Long lão

21

14

0

0

35

 

 

Sang

0

0

0

0

0

 

 

Ô SA KA

0

0

0

1

1

25

Võ Nguyên giáp

Sang

0

0

0

0

0

 

 

Chẹo

0

0

0

0

0

 

 

Ban

0

94

0

0

94

 

 

Tường vi

0

298

0

0

298

 

 

Sao Đen

0

0

0

0

0

26

Phạm Hùng

Long lão

0

2

0

0

2

 

 

Sang

0

0

0

0

0

27

Trần Nguyên Đán

giáng Hương

0

0

5

0

5

 

 

Sang

0

0

0

0

0

 

 

Chẹo

0

0

1

0

1

28

Bà Triệu

Long lão

0

0

2

0

2

 

 

Tường vi

0

0

0

0

0

 

 

Ô SA KA

0

1

0

0

1

29

Đường 62m mới

Sao đen

946

0

0

0

946

 

 

Osaka

403

0

0

0

403

 

 

Ban

792

0

0

0

792

1.1.4. Nghiên cứu, tổ chức quản lý hệ thống công viên, cây xanh theo hướng:

- Hệ thống cây xanh, hoa trong các công viên, đường phố, các vườn hoa lớn có diện tích >0,5ha, từ năm 2021 sẽ được đấu thầu quản lý toàn bộ trên cơ sở: Hiện trạng, định mức, công việc, đơn giá tính toán, vốn tỉnh cấp hàng năm hàng; công tác nghiệm thu, thanh toán thực hiện theo hình thức tiêu chí chất lượng.

- Giao UBND phường, Khu dân cư quản lý, chăm sóc, cắt tỉa các vườn hoa loại nhỏ, xen kẹp trong các Khu dân cư có diện tích ≤0,5ha. Tại các địa điểm này, thành phố đầu tư các dụng cụ tập thể dục phục vụ nhân dân để kết hợp công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc cây hoặc chung tay xã hội hóa; đồng thời hàng năm chi trả cho UBND phường nguồn kinh phí khoảng 5.000 đồng/m2/năm, tương đương khoảng 25 triệu đồng/1 vườn hoa rộng 5.000m2.

1.1.5. Quản lý việc trồng cây đối với các bước lập dự án, thiết kế, thẩm định, cần quy định cụ thể các yêu cầu thiết kế cây xanh bao gồm:

- Loại cây theo hồ sơ quy hoạch chung được duyệt hoặc theo danh mục trồng cây nêu trên.

- Đường kính thân cây (tại vị trí 1,2m tính từ mặt đất) tại thời điểm trồng ≥10,0cm. Chiều cao phát triển ≥5,0m.

- Cây mới trồng phải được chống giữ chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Trên hè phố:

+ Trồng thành hàng theo khoảng cách 5,0m÷10,0m (trừ những tuyến đã có cây). Đối với vỉa hè trước các dãy nhà ở, bố trí cây trồng tại ranh giới giữa hai nhà.

+ Đối với hè phố có chiều rộng ≥ 5,0m (≥ 3,0m đối với vỉa hè phía trước các cơ quan đơn vị, khu vực công cộng hạn chế lên xuống vỉa hè bằng phương tiện cá nhân) thì xem xét bố trí dải bồn hoa (cây bụi + cây xanh bóng mát) kết hợp với lát vỉa hè.

- Trên dải phân cách:

+ Đối với giải phân cách có bề rộng < 2,0m: Không trồng cây bóng mát (trừ những tuyến đã có từ trước) nếu ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì phải có kế hoạch dịch chuyển cây.

+ Đối với giải phân cách có bề rộng ≥ 2,0m: Có thể trồng một (hoặc nhiều hàng cây tùy theo bề rộng) hàng cây thân thẳng, phân cành cao, tán lá gọn không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu dải phân cách ≥10,0m, khoảng cách giữa 2 cây ≥10,0m. Trồng cây bóng mát kết hợp với cây cảnh, cây hoa bụi, thảm cỏ.

- Trên các đảo giao thông: Chỉ trồng cây cảnh, cỏ, hoa, không làm ảnh hưởng tầm nhìn của các phương tiện tham gia giao thông.

- Trồng một loại cây trên tuyến phố có chiều dài < 1,0Km. Đoạn đường dài >1,0Km có thể trồng hai loại cây tùy theo từng loại tuyến đường.

- Loại cây trồng trên một tuyến phố phải đảm bảo đồng đều về chiều cao cây, đường kính thân cây, đường kính tán và khoảng cách trồng giữa các cây.

- Hố trồng cây: Hình vuông, kích thước tối thiểu 1,2mx1,2m; hình tròn, đường kính tối thiểu 1,2m. Cao độ mặt bó hố trồng cây băng mặt vỉa hè.

- Đất trồng cây trong hố: Dùng loại đất mầu, chiều sâu lớp đất trồng ≥1,0m.

1.1.6. Quản lý việc trồng cây đối với các dự án đang thi công trên địa bàn thành phố: Rà soát hồ sơ thiết kế các dự án đang triển khai thi công theo các tiêu chí tại mục 1.1.5 trường hợp không đảm bảo, đề nghị các Chủ đầu tư lập hồ sơ điều chỉnh để phù hợp với các tiêu chí trên.

1.2. Nhóm giải pháp về đầu tư:

1.2.1. Ưu tiên thiết kế, trồng cây xanh, chỉnh trang các trục chính trong đô thị (Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh…), các đảo giao thông lớn và các khu công viên cây xanh theo hướng: Hình ảnh trình diễn có chủ đề, tạo dấu ấn đường phố, có tính đặc trưng riêng.

1.2.2. Lập và thực hiện các dự án vườn ươm cây và khu trồng cây xanh tập trung. Căn cứ vào quy hoạch chung thành phố Hải Dương và khảo sát, điều tra các vị trí có thể cải tạo thành vườn ươm và khu trồng cây xanh tập trung tổng diện tích là 13,5 ha, bao gồm:

- Phường Ngọc Châu: Khu tiếp giáp với nhà máy xử lý nước thải Ngọc Châu, diện tích khoảng 3,0ha (hiện tại là đất trồng lúa, quy hoạch là đất cây xanh).

- Phường Việt Hòa:

+ Khu vực phía Đông Nam phường Việt Hòa giáp đường ống xăng dầu, phía Tây đường Đồng Niên, diện tích khoảng 3,0ha (đất công điền).

+ Khu đất phía Đông phường Việt Hòa, giáp khu đô thị mới phía Nam cầu Hàn, bênh viện Deta, diện tích khoảng 4,0ha (đất trồng lúa, đất công điền, đất nghĩa trang, đất hành lang điện).

- Phường Ái Quốc: Khu vực phía Đông đường tỉnh 390, diện tích khoảng 3,5 ha (hiện tại là đất trồng lúa, quy hoạch là đất cây xanh).

1.2.3. Rà soát, lập phương án cải tạo trồng cây xanh xung quanh các khu nghĩa trang, nghĩa địa bằng các loại cây keo, phi lao…để tạo hàng rào cách ly. Theo điều tra khảo sát có khoảng 333.727 m2 đất bao xung quanh các nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn 10 phường thuộc thành phố (chi tiết theo phụ lục 7); dự kiến 4m2 trồng 4 cây, số lượng cây cần trồng là 83,431 cây.

1.2.4. Căn cứ vào tiêu chí và danh mục cây xanh nêu trên: Lập kế hoạch di chuyển các cây không phù hợp chủng loại ra khu vực ngoài trung tâm; rà soát hồ sơ các dự án khu dân cư mới đang triển khai, chuẩn bị triển khai, trường hợp không phù hợp, UBND thành phố có văn bản báo cáo UBND tỉnh, yêu cầu Chủ đầu tư điều chỉnh dự án theo quy hoạch và danh mục cây xanh của thành phố, để đảm bảo tính đồng bộ.

1.2.5. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch thực hiện Đề án, tiến hành lập danh mục các dự án trồng, cải tạo hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, theo lộ trình; dự kiến khối lượng đầu tư khoảng 70% số cây cần trồng mới 43.031 cây và thay thế 70% số cây cũ không đúng chủng loại 13.631 cây; di chuyển 100% cây cũ không đúng chủng loại và không đúng quy hoạch dự kiến khoảng 19.473 cây.

1.3. Nhóm giải pháp về xã hội hóa:

1.3.1.  Cây xanh trong khuôn viên và trên đường phố của các cơ quan, tổ chức, gia đình bám mặt phố:

- Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình bỏ kinh phí mua cây có chủng loại, kích thước theo đúng quy hoạch và tự chăm sóc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý; dự kiến khối lượng đạt khoảng 30% số cây cần trồng mới 18.442 cây và 30% số cây cũ cần thay thế 5.842 cây.

- UBND thành phố sẽ thực hiện trồng, cắt tỉa cây xanh và di chuyển cây xanh; đồng thời xử phạt, xử lý nghiêm hành vi vi phạm: Chặt cây, di chuyển cây, trồng cây không đúng quy định, hướng dẫn.

1.3.2. Đối với khu vực cách ly nghĩa địa, nghĩa trang nhân dân, hành lang giao thông các tuyến đường ngoại thành (không có dân cư) và các khu đất trống.

- Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bỏ kinh phí mua cây theo quy hoạch thông qua các dịp lễ hội, chào mừng, ngày môi trường và chương trình mùa xuân tết trồng cây...dự kiến khoảng 83.432 cây.

- UBND thành phố phối hợp trồng và hướng dẫn trồng, đồng thời thực hiện chăm sóc cây và cắt tỉa cây xanh.

2. Về chiếu sáng đô thị.

2.1. Nhóm giải pháp về quản lý:

- Khảo sát, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về chiếu sáng đô thị, quản lý bằng công nghệ số (nội dung này thực hiện trong Đề án xây dựng đô thị thông minh hiện đang triển khai).

- Tổ chức đấu thầu quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng đô thị trên cơ sở: Hiện trạng quản lý, định mức công việc, đơn giá tính toán, vốn tỉnh cấp hàng năm; công tác nghiệm thu, thanh toán thực hiện theo hình thức tiêu chí chất lượng.

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình trên các tuyến đường chính đầu tư hệ thống đèn hắt, chiếu sáng công trình làm sáng – đẹp đô thị vào ban đêm; đồng thời nội dung này được thực hiện trong quá trình quy hoạch, cấp phép xây dựng.

- Quản lý chiếu sáng trong các bước thẩm định, tham gia ý kiến đối với các dự án đầu tư xây dựng điện chiếu sáng trong khu dân cư cũ, khu dân cư mới trong đó phải đảm bảo hình thức, chủng loại cột và bóng đèn phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, phù hợp với mỹ quan, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.2. Nhóm giải pháp về đầu tư:

- Đưa hệ thống chiếu sáng đô thị vào quy hoạch chung đáp ứng các yêu cầu:

+ Tiết kiệm điện năng (đèn Led).

+ Sử dụng năng lượng mặt trời.

+ Quản lý vận hành tự động.

+ Lựa chọn, thiết kế thay thế cột, bóng, chao đèn đồng bộ trên từng tuyến phố đạt yêu cầu cường độ ánh sáng, mỹ quan đô thị.

+ Thay thế, hạ ngầm hệ thống đường dây điện hiện có.

- Rà soát hệ thống điện chiếu sáng trên các dự án khu dân cư mới đang triển khai, chuẩn bị triển khai, trường hợp không phù hợp các tiêu chí nêu trên, UBND thành phố có văn bản báo cáo UBND tỉnh, yêu cầu Chủ đầu tư điều chỉnh dự án, để đảm bảo tính đồng bộ.

- Lập danh mục các dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng (thay thế bóng, cột đèn không phù hợp và đầu tư mới các tuyến chưa có điện chiếu sáng) căn cứ quy hoạch và các yêu cầu trên; qua đó đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

2.3. Nhóm giải pháp về xã hội hóa:

- Thí điểm triển khai mô hình doanh nghiệp tham gia đầu tư hệ thống đèn Led (thay thế hệ thống sử dụng bóng đèn công nghệ cũ) đạt yêu cầu về cường độ sáng và mỹ quan đô thị theo cơ chế: Danh nghiệp bỏ chi phí đầu tư và vận hành, Nhà nước trả tiền điện chênh lệch (sử dụng bằng hệ thống đèn Led công nghệ mới thì tiết kiệm được khoảng 60% chi phí năng lượng) trong thời hạn hợp đồng thỏa thuận.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng ngõ xóm theo phương thức:

+ Nhà nước hỗ trợ 50% chi phí đầu tư và 100% chi phí khảo sát thiết kế, thẩm định.

+ Nhân dân đóng góp: 50% chi phí đầu tư xây dựng (không kể phần khảo sát, thiết kế, thẩm định); trả tiền mua dây điện hỏng, bóng hỏng, bóng mất.

+ Nhà nước quản lý vận hành, sửa chữa, công thay thế bóng đèn hỏng, mất sau khi tiếp nhận bàn giao (không trả tiền mua dây, mua bóng thay thế).

IV. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện:

1.1. Lĩnh vực cây xanh:

* Năm 2021 thực hiện các nội dung:

- Khảo sát, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cây xanh được quản lý bằng công nghệ số, kinh phí thực hiện trong đề án đô thị thông minh.

- Rà soát cây xanh trên các khu dân cư mới (đã trồng hoặc chưa trồng cây) có chủng loại cây xanh không phù hợp hoặc không theo tiêu chí nêu trên, UBND thành phố báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo Chủ đầu tư, điều chỉnh cây trồng cho phù hợp với chủng loại, tiêu chí cây xanh để đảm bảo tính đồng bộ trên toàn thành phố.

- Đánh giá vườn ươm hiện có, cải tạo, xây dựng vườn ươm và khu trồng cây xanh tập trung dự kiến khối lượng đạt khoảng 3,0 ha (khu tiếp giáp với nhà máy xử lý nước thải Ngọc Châu).

- Di chuyển, thay thế cây theo quy hoạch trên các tuyến dự kiến khối lượng 7%.

- Trồng mới cây xanh trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 7%, trục chính trong đô thị (Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh…).

- Trồng cây khu vực nghĩa trang, nghĩa địa dự kiến khối lượng 10%.

* Năm 2022 thực hiện các nội dung:

- Cải tạo vườn ươm và khu trồng cây xanh tập trung dự kiến khối lượng đạt khoảng 5,5 ha.

- Di chuyển, thay thế cây theo quy hoạch trên các tuyến dự kiến khối lượng 15%.

- Trồng mới cây xanh trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 15%.

- Trồng cây khu vực nghĩa trang, nghĩa địa dự kiến khối lượng 20%.

* Năm 2023 thực hiện các nội dung:

- Cải tạo vườn ươm và khu trồng cây xanh tập trung dự kiến khối lượng đạt khoảng 5,0 ha.

- Di chuyển, thay thế cây theo quy hoạch trên các tuyến dự kiến khối lượng 25%.

- Trồng mới cây xanh trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 15%.

- Trồng cây khu vực nghĩa trang, nghĩa địa dự kiến khối lượng 20%.

* Năm 2024 thực hiện các nội dung:

- Di chuyển, thay thế cây theo quy hoạch trên các tuyến dự kiến khối lượng 30%.

- Trồng mới cây xanh trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 30%.

- Trồng cây khu vực nghĩa trang, nghĩa địa dự kiến khối lượng 30%.

* Năm 2025 thực hiện các nội dung:

- Di chuyển, thay thế cây theo quy hoạch trên các tuyến dự kiến khối lượng 23%.

- Trồng mới cây xanh trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 33%.

- Trồng cây khu vực nghĩa trang, nghĩa địa dự kiến khối lượng 20%.

1.2. Lĩnh vực chiếu sáng:

* Năm 2021 thực hiện các nội dung:

- Khảo sát, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cây xanh được quản lý bằng công nghệ số, kinh phí thực hiện trong đề án đô thị thông minh.

- Rà soát hệ thống chiếu sáng trên các khu dân cư mới theo tiêu chí nêu trên, trường hợp không phù hợp UBND thành phố báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo Chủ đầu tư, điều chỉnh chiếu sáng cho phù hợp với các tiêu chí nêu trên để đảm bảo tính đồng bộ trên toàn thành phố.

- Cải tạo thay thế bóng, cột đèn không phù hợp và hạ ngầm đường dây dự kiến khối lượng đạt 10%.

- Lắp dự mới chiếu sáng trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 15%.

- Lắp dựng mới chiếu sáng ngõ xóm dự kiến khối lượng 15%.

- Thay thế bóng đèn, đường dây theo quy hoạch hình thức PPP dự kiến khối lượng 20%.

* Năm 2022 thực hiện các nội dung:

- Cải tạo thay thế bóng, cột đèn không phù hợp và hạ ngầm đường dây dự kiến khối lượng đạt 10%.

- Lắp dự mới chiếu sáng trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 30%.

- Lắp dựng mới chiếu sáng ngõ xóm dự kiến khối lượng 30%.

- Thay thế bóng đèn, đường dây theo quy hoạch hình thức PPP dự kiến khối lượng 60%.

* Năm 2023 thực hiện các nội dung:

- Lắp dự mới chiếu sáng trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 20%.

- Lắp dựng mới chiếu sáng ngõ xóm dự kiến khối lượng 20%.

* Năm 2024 thực hiện các nội dung:

- Lắp dự mới chiếu sáng trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 20%, kinh phí 9,943 tỷ.

- Lắp dựng mới chiếu sáng ngõ xóm dự kiến khối lượng 20%.

* Năm 2025 thực hiện các nội dung:

- Lắp dự mới chiếu sáng trên các tuyến đường dự kiến khối lượng 15%.

- Hỗ trợ lắp dựng mới chiếu sáng ngõ xóm dự kiến khối lượng 15%.

2. Kinh phí thực hiện.

2.1. Lĩnh vực cây xanh: Tổng kinh phí thực hiện Đề án khái toán sơ bộ là 162,675 tỷ, trong đó nguồn ngân sách thành phố và nguồn vốn sự nghiệp là 127,016 tỷ và nguồn xã hội hóa là 35,659 tỷ, được phân kỳ theo các năm, cụ thể:

Stt

Năm thực hiện

Nguồn Ngân sách

Nguồn xã hội hóa

Tổng cộng

1

Năm 2021

      20.255,00

      2.102,86

      22.357,86

2

Năm 2022

      39.742,10

      5.659,92

      45.402,02

3

Năm 2023

      15.806,70

      6.144,12

      21.950,82

4

Năm 2024

      24.484,20

    12.121,40

      36.605,60

5

Năm 2025

      26.728,30

      9.631,32

      36.359,62

 

Tổng cộng

 127.016,30

   35.659,62

   162.675,92

2. Lĩnh vực chiếu sáng: Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 304,236 tỷ, trong đó nguồn ngân sách thành phố và nguồn vốn sự nghiệp là 155,236 tỷ và nguồn xã hội hóa là 149,000 tỷ, được phân kỳ theo các năm, cụ thể:

Stt

Năm thực hiện

Nguồn Ngân sách

Nguồn xã hội hóa

Tổng cộng

1

Năm 2021

           27.503,50

          27.214,00

      54.717,50

2

Năm 2022

           47.014,93

          68.414,13

    115.429,05

3

Năm 2023

           29.351,69

          19.408,13

      48.759,81

4

Năm 2024

           29.351,69

          19.408,13

      48.759,81

5

Năm 2025

           22.014,30

          14.556,30

      36.570,60

 

Tổng cộng

        155.236,10

       149.000,68

   304.236,77

(Chi tiết có phụ lục số 6, 8 kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố thông qua đề án; ban hành các nghị quyết để chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc thực hiện.

2. UBND thành phố xây dựng kế hoạch 5 năm, từng năm; trong đó phân công công việc theo nguyên tắc 5 rõ “Rõ việc – rõ cơ quan thực hiện – rõ thời gian – rõ kết quả - rõ trách nhiệm”, trong đó:

- Phòng Quản lý đô thị:

+ Là cơ quan thường trực tham mưu tổ chức thực hiện Đề án, tổng hợp báo cáo, rút kinh nghiệm, đề xuất lộ trình tổ chức thực hiện cụ thể.

+  Quản lý việc trồng cây, chiếu sáng đối với các dự án.

+ Thực hiện lập kế hoạch và theo dõi nhóm giải pháp xã hội hóa.

- Phòng Tài chính – Kế hoạch: Tham mưu xây dựng hạng mục kinh phí chi thực hiện Đề án trình HĐND thành phố xem xét (trong kế hoạch đầu tư công của thành phố và kinh phí sự nghiệp).

- Phòng Kinh tế: Tham mưu xây dựng kế hoạch trồng cây xanh theo hình thức tết trồng cây trong mùa xuân; phối hợp Phòng Quản lý đô thị thực hiện: Cải tạo vườn ươm, nhóm giải pháp xã hội hóa.

- Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản thành phố: Làm đại diện chủ đầu tư để tổ chức thực hiện dự án các hạng mục: Cây xanh, chiếu sáng đô thị; rà soát hiện trạng, hồ sơ thiết kế hệ thống cây xanh, chiếu sáng các dự án khu dân cư mới về sự phù hợp để tham mưu UBND thành phố báo cáo UBND tỉnh.

- Các cấp Ủy đảng và chính quyền phường, xã: Có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện có kết quả các mục tiêu của Đề án, đặc biệt là các mục tiêu đối với hệ thống chiếu sáng đường liên khu, đường ngõ xóm và công tác duy trì vườn hoa, công viên cây xanh của khu dân cư; chủ trì công tác tuyên truyền thực hiện các giải pháp xã hội hóa đối với tổ chức, người dân trên địa bàn.

Đây là Đề án trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2020-2025, thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố Hải Dương đến năm 2030 cơ bản trở thành đô thị xanh, thông minh, thân thiện, an toàn. Đề nghị các cơ quan đơn vị, phường xã, tổ chức và các tầng lớp nhân dân thành phố chung tay thực hiện./.

Nơi nhận:

- Ban Thường vụ Thành uỷ;                          

- TT HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố;

- Các phòng, ban, đơn vị, đoàn thể của thành phố;

- Đảng ủy, UBND các phường xã;

- Bí thư Chi bộ, Trưởng Khu dân cư;

- Các đơn vị liên quan;

- Lưu: VT, QLĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

 

 

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân thành phố
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Hồ Đăng - Chủ tịch UBND thành phố
Cơ quan thường trực: Văn phòng HĐND và UBND thành phố
Địa chỉ: Số 106 - Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Điện thoại: (0220) 3859.078 - Fax: (0220) 3849.054
  Email: ubnd.tphaiduong@haiduong.gov.vn; ubndtphd@gmail.com; vanphong.tphaiduong@haiduong.gov.vn
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0